Chăm sóc bệnh tiểu đường thường xuyên có thể giúp bệnh nhân ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch, đột quỵ, mắt, chân và các vấn đề về thận. Thông tin này hướng dẫn cách chăm sóc cơ bản dành cho bệnh nhân tiểu đường.
Việc chăm sóc bệnh tiểu đường mỗi ngày là tùy thuộc vào người bệnh :
- Bệnh nhân sẽ chọn loại thức ăn nào, ăn khi nào và ăn bao nhiêu.
- Bệnh nhân sẽ quyết định hoạt động thể chất nào là phù hợp
- Bệnh nhân sẽ tự uống thuốc
- Bệnh nhân sẽ tự theo dõi lượng đường trong máu
Nhân viên y tế sẽ hướng dẫn bệnh nhân tiểu đường cách chăm sóc và kiểm tra kết quả A1C (đường huyết trung bình), huyết áp, mỡ máu và các chỉ số khác
Bệnh nhân sẽ được chăm sóc như thế nào khi đến khám?
Bảng theo dõi dưới đây sẽ giúp nhân viên y tế cập nhật tình trạng bệnh của bệnh nhân để bệnh nhân được chăm sóc phù hợp nhất.
Mỗi lần thăm khám, bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề sau:
- Huyết áp: nếu huyết áp của bệnh nhân không đaṭ chỉ số mục tiêu, việc lên kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và việc dùng thuốc sẽ giúp bệnh nhân đạt được chỉ số mục tiêu. Bệnh nhân nên hợp tác với nhân viên y tế để lên kế hoạch điều trị.
- Cân nặng: ngăn ngừa tăng cân hoặc giảm cân là một phần của kế hoạch điều trị tiểu đường. Nếu bệnh nhân cần sụt cân, việc giảm từ 4 – 7 kg có thể giúp bệnh nhân đạt được chỉ số mục tiêu về huyết áp, đường huyết và mỡ máu. Hãy hợp tác với nhân viên y tế để lên kế hoạch điều trị.
- Hút thuốc: Nếu bệnh nhân hút thuốc, hãy hỏi nhân viên y tế hướng dẫn cách ngừng hút thuốc.
- Kiểm tra bàn chân: Bệnh nhân yêu cầu nhân viên y tế kiểm tra giúp bàn chân của mình. Hãy thông báo bất cứ những thay đổi về hình dạng cũng như về cảm nhận của mình đối với bàn chân. Những vấn đề ở bàn chân có thể được tránh khỏi nếu phát hiện và điều trị sớm.
Ít nhất mỗi 3 đến 6 tháng, bệnh nhân cần kiểm tra:
A1C : A1C là cách kiểm tra đường huyết của một khoảng thời gian trước đó. Kết quả này sẽ cho bệnh nhân biết nồng độ glucose trung bình từ 2 đến 3 tháng trước. Đường huyết của bệnh nhân cũng có thể được ghi nhận qua kết quả đường huyết ngẫu nhiên hay đường huyết lúc đói (FBG). Những kết quả này sẽ cho bệnh nhân biết mức đường huyết của mình tại một thời điểm nhất định trong ngày. Nếu đường huyết của bệnh nhân quá cao, bệnh nhân cần thay đổi kế hoạch điều trị. Hãy trao đổi với nhân viên y tế về kế hoạch điều trị này.
Ít nhất một lần trong năm, bệnh nhân cần kiểm tra các vấn đề sau:
- Cholesterol: chỉ số cholesterol của bệnh nhân sẽ cho bệnh nhân biết lượng mỡ có trong máu của mình. Một số loại, như HDL giúp bảo vệ tim mạch. Những loại khác, như LDL có thể làm tắc mạch máu và dẫn đến bệnh tim. Triglycerides là một loại mỡ máu khác, nó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim hay đột quỵ. Nếu chỉ số Cholesterol không đạt mức mục tiêu, bệnh nhân cần phải có kế hoạch về chế độ dinh dưỡng, hoạt động thể lực và việc dùng thuốc có thể giúp cải thiện tình trạng của bệnh nhân. Hãy hợp tác với nhân viên y tế để lên kế hoạch điều trị.
- Kiểm tra chân và mắt : Mỗi năm một lần, bác sĩ cần kiểm tra kỹ bàn chân của bệnh nhân về những dấu hiệu tổn thương dây thần kinh hay bất cứ vấn đề nào khác. Bác sĩ Nhãn khoa cũng sẽ kiểm tra mắt của bệnh nhân về những dấu hiệu nguy cơ gây ra tổn thương vào giai đoạn sớm.
- Chích ngừa cúm theo mùa: Hãy chích ngừa cúm mỗ́i năm để tránh bị nhiễm bệnh.
Những vấn đề khác bệnh nhân cần thực hiện:
- Chích ngừa viêm phổi: Cần chích ngừa viêm phổi ít nhất một lần
- Hướng dẫn thông tin chăm sóc cho bệnh nhân tiểu đường và tư vấn chế độ dinh dưỡng: Nếu bệnh nhân cần thay đổi kế hoạch kiểm soát bệnh tiểu đường, bệnh nhân hãy gặp bác sĩ chuyên khoa tiểu đường và chuyên viên dinh dưỡng.
- Mang thai : Hãy thông báo cho bác sĩ điều trị nếu bệnh nhân có dự định mang thai. Hãy cố gắng đạt mức cân nặng tốt nhất trong thời gian trước và trong lúc mang thai.
Theo dõi kết quả các mục tiêu cần được kiểm soát
Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đề nghị các chỉ số mục tiêu sau cho bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân co thể có các chỉ số mục tiêu khác nhau từ bác sĩ của mình. Bệnh nhân nên ghi lại chỉ số mục tiêu và tất cả kết quả của bệnh nhân vào các ô trống dưới đây.
What to DoCần làm gì ? | ADA TargetsChỉ số mục tiêu do Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ đề ra | My TargetsMục tiêu cần kiểm soát của tôi | My Results Date__________Kết quả của tôi
Ngày: …….. |
My Results Date__________Kết quả của tôi
Ngày: …….. |
At Every Office Visit / Cho mỗi lần khám với bác sĩ | ||||
Review blood glucose numbers / Theo dõi kết quả đường huyết | ||||
Fasting Blood Glucose/ Đường huyết lúc đói | 0.65 – 1.06 g/L | |||
Glucose (Blood)/ Đường (máu) | 0.74 -1.06 g/L | |||
Post Prandial Glucose – 2hrĐường huyết sau khi ăn – 2 giờ | Below 1.55 g/L/ Dưới 1.55g/L | |||
Check blood pressure/ Kiểm tra huyết áp | Below 140/90 mmHg/ Dưới 140/90 mmHgBelow 130/80mmHg for certain individuals/ Dưới 130/80mmHg đối với một số bệnh nhân | |||
Review meal plan / Điều chỉnh chế độ ăn uống | ||||
Review activity level/ Điều chỉnh mức độ hoạt động | ||||
Check weight/ Theo dõi cân nặng | ||||
Discuss questions or concerns/ Đặt câu hỏi hay kết quả trao đổi với bác sĩ | ||||
Check your feet/ Kiểm tra bàn chân | ||||
At Least Every 3 Months/ Ít nhất kiểm tra mỗi 3 tháng một lần | ||||
A1C, also reported as A1C (IFCC)A1C, còn có tên gọi khác là IFCC | Below 7% orbelow 53 mmol/mol/ Dưới 7 % hay
dưới 53 mmol/mol
|
|||
At Least Once a Year / Ít nhất kiểm tra mỗi năm một lần | ||||
Physical exam/ Khám tổng trạng | ||||
LDL cholesterol | Optimal: <1.0 g/L; Borderline – High Risk: 1.0 – 1.9 g/L; High Risk > 1.9 g/LTối ưu : <1.0 g/L; Ngưỡng nguy cơ: 1.0 – 1.9 g/L; Nguy cơ cao > 1.9 g/L | |||
HDL cholesterol | Males: Desirable: >0.56 g/L; Borderline: 0.35 – 0.56 g/L; High < 0.35 g/LNam: Mức độ mong muốn >0.56 g/L; Ngưỡng nguy cơ : 0.35 – 0.56 g/L; Nguy cơ cao < 0.35 g/L | |||
Females: Desirable: >0.65 g/L; Borderline: 0.45 – 0.65 g/L; High < 0.45 g/LNữ: Mức độ mong muốn: >0.65 g/L; Ngưỡng nguy cơ: 0.45 – 0.65 g/L; Nguy cơ cao < 0.45 g/L | ||||
Triglycerides | Desirable: <1.5 g/L; Borderline – High Risk: 1.5 – 5 g/L;Very High Risk > 5 g/LMức độ mong muốn : <1.5 g/L; Ngưỡng nguy cơ: 1.5 – 5 g/L; Nguy cơ rất cao > 5 g/L | |||
Dilated eye exam/ Khám mắt (có thuốc giãn đồng tử) | ||||
Flu shot/ Chích ngừa cúm
|
||||
Thorough Foot Exam/ Kết quả kiểm tra kỹ bàn chân | ||||
Once/ Khám một lần trong năm | ||||
Pneumonia vaccine/ Chích ngừa viêm phổi |